Kinh nghiệm phòng bệnh cho gà đẻ trứng

Chăn nuôi gà đẻ

Phòng bệnh cho gà đẻ trứng như thế nào cho thật sự hiệu quả đang là mối quan tâm của nhiều hộ chăn nuôi. Sau đây là bài viết giới thiệu một số cách thức chăm sóc cũng như là phòng bệnh cho gà đẻ trứng hiệu quả mà bà con có thể tham khảo.

1. Vai trò của việc phòng ngừa bệnh cho gà trong chăn nuôi
Trong chăn nuôi thì việc phòng ngừa bệnh cho gà cực kỳ là quan trọng, việc phòng ngừa bệnh sẽ giúp cho gà phát triển khỏe mạnh đồng thời giúp cho gà thoát khỏi những căn bệnh nguy hiểm.
Hiện nay khi tiến hành chăn nuôi trang trại gà thì để đảm bảo cho chuồng gà của bạn đạt năng suất cao thì ngoài kỹ thuật chăn nuôi và áp dụng các phương pháp nuôi gà đẻ trứng tiên tiến trong việc chăm sóc gà thì người nuôi phải chú ý tới phòng bệnh cho gà, đặc biệt là mô hình nuôi gà đẻ trứng.
Cách thức phòng bệnh cho gà đẻ trứng được thực hiện cũng giống như phòng bệnh cho gà công nghiệp hay gà thịt đó là vệ sinh chuồng trại chăn nuôi và tiêm phòng vaccine cho gà.

2. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
Ngoài việc sử dụng thức ăn kích thích gà đẻ trứng, chúng ta tìm hiểu thêm để giúp phòng bệnh cho gà đẻ trứng hiệu quả thì khâu đầu tiên người nuôi không thể bỏ qua đó là khâu vệ sinh chuồng trại.

Đầu tiên đó là người nuôi phải tiến hành chuẩn bị chuồng trại kỹ lưỡng khi tiến hành nuôi gà. Trong đó chuồng trại phải đảm bảo điều kiện như sau: xung quanh chuồng môi trường thật sự sạch sẽ không gần nơi rác thải, nguồn nước bị ô nhiễm.v.v.v.
Chuồng trại phải xây dựng ở những nơi tương đối biện lập với các khu đông đúc, gần vườn rừng càng tốt.
Nên xây dựng chuồng trại phù hợp để tiện trong quá trình vệ sinh, chú ý chuồng nên thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Phòng bệnh cho gà đẻ hiệu quả bà con nên bón vôi xung quanh trang trại để giúp khử trùng và sát khuẩn những mầm bệnh nguy hiểm.
Tiến hành sát trùng các dụng cụ chăn nuôi. Trong đó các dụng cụ chủ yếu cho gà ăn như máng ăn hay máng uống đều phải vệ sinh sạch sẽ trước khi cho gà ăn.
Để đảm bảo cho quá trình vệ sinh và chăn nuôi gà đẻ trứng hiệu quả thì người nuôi nên sắm sửa các thiết bị chăn nuôi đầy đủ. Và các loại thiết bị này phải đồng loại và chung kích thước để tiện hơn trong quá trình vệ sinh. Nên chọn loại máng ăn và máng uống dài khoảng 10cm bằng nhựa hoặc bằng kim loại.
Chuồng trại chăn nuôi và dụng cụ phải cần được sát trùng, và rắc phun thuốc sát trùng lên toàn bộ chuồng, lồng úm, rèm che, máng ăn, máng uống, rèm che, tường. Dùng thuốc sát trùng con cò hoặc formol 2% với liều lượng 1 l/m2. Với các thiết bị nhỏ thì cần phải được cọ rửa sạch sẽ, sau khi sát trùng chuồng trại thì nên để khô từ 7 đến 10 ngày rồi mới cho gà vào nuôi.
Việc vệ sinh chuồng trại là việc hết sức cần thiết để có một đàn gà năng suất. Hiện nay, có rất nhiều hộ chăn nuôi thử nghiệm và áp dụng thành công các mô hình trang trại nuôi gà ta lấy trứng.

3. Tiêm vaccine phòng bệnh cho gà đẻ trứng
Để phòng bệnh cho gà đẻ trứng hiệu quả thì bà con cũng không nên quên việc tiêm phòng cho gà, điều này sẽ giúp gà phòng ngừa bệnh tốt hơn đặc biệt là đối với những bệnh dịch nguy hiểm vẫn chưa có thuốc đặc trị.
Khi tiến hành tiêm phòng vaccine bà con cần căn cứ vào ngày tuổi của gà mà chọn loại vaccine cho thích hợp. Ngoài ra không nhất thiết là phải tiêm phòng hết các loại vaccine mà bà con cần dựa vào tình hình dịch bệnh mà chọn vaccin phù hợp.
Đối với gà đẻ trứng thì lịch trình tiêm vaccine như sau:

Bảng tiêm vaccine phòng bệnh cho gà đẻ trứng

Độ tuổiPhương pháp điều trị
Gà con 1 ngày tuổiSử dụng vacxin phòng bệnh Marex.
Gà con 3 ngày tuổiTiến hành nhỏ vacxin phòng dịch tả và viêm phế quản.
Gà từ  1 đến 3 ngày tuổiChống stess và viêm rốn thương hàn bằng cách tiêm Colitetravet 1 g/ lít kết hợp với1g Vitamin C.
Từ 4 đến 6 ngày tuổiTiến hành phòng bệnh hen suyễn và sổ mũi bằng cách dùng Tri-alplucine 1 g/1 lít nước.
Gà đẻ trứng được 7 ngày tuổiTiêm vaccine phòng bệnh Gumboro.
Gà đã được 10 ngày tuổiTiêm chủng vắc xin đậu
Gà được 14 ngày tuổiPhòng bệnh Gumboro và bệnh dịch tả gà.
Gà từ 22 đến 24 ngày tuổiNên phòng cầu trùng
Gà từ 26 đến 28 ngày tuổiTiêm phòng CRD, E-coli và thương hàn bằng Tri-alplucine 1 g/1ít.
Gà đã được 33 -37 ngày tuổiTiêm phòng cầu trừng
42 ngày tuổiTiến hành Phòng E-coli, tụ huyết trùng bằng cách dùng Neotyphomicine 0,15 ml/con
Gà được 63 ngày tuổiPhòng bệnh Gumboro.
Với gà 70 ngày tuổiThì Tiêm phòng dịch tả, phù đầu, và hội chứng giảm đẻ bằng OVO 0,15cc/con.
Với 98 ngày tuổiTiêm phòng tụ huyết trùng
Gà được 112 ngày tuổiTiến hành phòng dịch tả, phù đầu, và hội chứng giảm đẻ.
Sau khi gà được 4 thángThì tiến hành tiêm lại vắc xin dịch tả gà

Trên đây là một số cách thức và phương pháp phòng bệnh cho gà đẻ trứng mà bạn đọc có thể tham khảo.

1. Trại Giống Thu Hà 

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THU HÀ

Địa chỉ: Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam.

Điện thoại: 0983.882.813 - 0941.771.563

Website: traigiongthuha.com

Trại giống Thu Hà là một trong những địa chỉ cung cấp con giống uy tín nhất Miền Bắc. Với đa dạng chủng loại và con giống bao gồm gà giống, vịt giống, ngan giống, ngỗng giống, chim trĩ, chim cút ... với nhiều chính sách và bảo hành tốt.