Khoáng chất là phần vô cơ có trong thức ăn gia cầm, mặc dù nó không có hoặc rất ít giá trị năng lượng nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển, trưởng thành và sản xuất.
Trong cơ thể của gia cầm và con người, khoáng chất có vai trò hình thành xương, răng, mô thịt… bên cạnh đó nó còn hình thành nên các ion như Na+, K+…
Trong cơ thể Ca chiếm 1,3-1,8% trọng lượng cơ thể, P chiếm 0,8-1% trọng lượng cơ thể. Còn Na+, K+… là những chất điện giải trong cơ thể, khi cơ thể mất đi nước do bệnh hoặc thiếu nước, chất điện giải mất cân bằng tạo nên sự rối loạn cho đến chết.
1. Vai trò của các khoáng chất trong cơ thể
- Ca kết hợp với P tạo nên xương, vì vậy nó đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Ngoài ra, Ca còn hình thành nên vỏ trứng.
- P là thành phần cấu tạo nên màng tế bào, cấu tạo AND của tế bào.
- NaCL : thường trong khẩu phần dinh dưỡng của gà bổ sung 0,3-0,5% NaCL, nhưng khi lượng muối quá liều sẽ ảnh hưởng đến gà, làm cho gà bị ngộ độc, muối trộn trong nước độc hơn muối trộn với thức ăn, nếu nồng độ muối trong nưới quá 2% thì gà sẽ chết từ 3-5 ngày.
- Sắt là thành phần của thyozine, Cu, Mn, Zn và selenium là thành phần quan trọng trong enzyme, Zn còn có chức năng trong AND. Nếu một trong các khoáng chất này thiếu có thể dẫn tới rối loạn chức năng trong cơ thể.
2. Tác hại của sự thiếu khoáng chất
- Thiếu Ca,P sẽ ảnh hưởng xấu đến bộ xương.
- Thiếu Mn ảnh hưởng xấu đến phát triển khớp làm khó di chuyển, đi lại.
- Thiếu P ảnh hưởng đến sự hình thành màng tế bào.
- Thiếu Zn ảnh hưởng xấu đến việc hình thành niêm mạc da làm da sưng lên, giảm sự miễn dịch, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến sự phát triển lông làm cho gà xơ xác.
- Thiếu Se (Senium) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ, làm hoại tử cơ.
- Thiếu Fe, Cu, Co (Cobalt) ảnh hưởng xấu đến sự phát triển máu, làm thiếu máu, thịt thiếu sắc tố đỏ.
- Thiếu Mg làm cho gà dễ kích thích thần kinh, rất dễ bị náo loạn và stress, làm gà chậm phát triển có thể dẫn đến chết.
- Thiếu lodine có thể dẫn tới viêm tuyến giáp, giảm tỷ lệ ấp nở và làm sưng tuyến giáp.
- Thiếu Selenium có thể dẫn tới bệnh tích và mào ở gà, nếu cho quá liều sẽ làm cho gà bị ngộ độc.
Nguyên nhân trong việc thiếu khoáng chất là do khoáng chất phân bổ không đồng đều trong thức ăn. Vì vậy để tổ hợp khẩu phần thức ăn cần phải tính toán thật kĩ để không giảm hiệu quả chăn nuôi.