Bệnh nấm diều ở gà do men Candida albicans gây ra, nó là một loại bệnh dễ điều trị nên đa phần ít ai quan tâm nhưng nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, nhiễm trùng da và quan trọng hơn dù sau khi chữa khỏi bệnh thì hệ miễn dịch của gà bị hạn chế và dễ bị những vi khuẩn, bệnh khác xâm nhập một cách dễ dàng.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh nấm diều ở gà:
– Do dụng cụ đựng nước và nước uống bị nhiễm bẩn.
– Do thức ăn không đạt chất lượng vệ sinh, nhiễm nấm.
– Do trộn khánh sinh với thức ăn hoặc nước uống trong thời gian dài làm phát triển nấm trong đường tiêu hóa.
2. Cách nấm men gây các triệu chứng, bệnh tích trên gà
– Miệng hôi, bị lỡ loét và có mảng bám màu trắng.
– Gà nôn ọc ra chất nhầy hôi thối, có mùi chua.
– Thực quản bị nhiễm loét.
– Niêm mạc ở diều dày lên và nổi những mụn trắng, trong diều có chất nhầy hôi.
Dạ dày tuyến sưng hoặc suất huyết niêm mạc, trên niêm mạc có chất nhầy hôi và nổi mụn trắng.
– Nấm men theo thức ăn, nước đến ruột sẽ làm giảm hấp thu dinh dưỡng gây suy dinh dưỡng làm cho gà ủ rủ, tiêu chảy phân sống… tuy không chết nhưng chậm lớn, giảm sự phát triển.
3. Cách điều trị bệnh nấm diều vàng
– Cải tạo môi trường chăn nuôi:
– Dọn dẹp trang trại sạch sẽ.
– Dọn chất độn chuồng.
– Chuyển sang chuồng mới khi đã diệt khuẩn.
– Sát trùng chuồng trại ít nhất 2 lần.
– Dùng thuốc đề kháng:
– Dùng MEKOZYM + MEKOSAL pha vào nước uống liên tục 1 tuần.
– Dùng MEN TIÊU HÓA trộn vào thức ăn liên tục 1 tuần.
– Khi đàn gà hồi phục dùng MKV-MEKOVIT pha vào nước uống suốt quá trình nuôi.
– Dùng thuốc kháng nầm Nystatin hoặc Ketoconazole. Nystatin dùng iên tục 7 ngày hoặc Ketoconazole dùng liên tục 10-15 ngày.
4. Cách phòng bệnh nấm diều
– Chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát và khô ráo.
– Vệ sinh chuồng trại.
– Thay chất độn chuồng mới đã được xữ lí bằng thuốc diệt nấm.
– Phun sát trùng định kỳ.