Kỹ thuật xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà khoa học

trại gà

Chuồng trại đầu tư khoa học, công năng hữu ích sẽ giúp giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến năng xuất chăn nuôi, sức khoẻ đàn gà đặc biệt vào những ngày thời tiết khắc nghiệt biến động.
QUY HOẠCH CHUỒNG TRẠI
1.Quy hoạch chung
– Vị trí xây dựng: cần tách biệt khỏi khu dân cư sinh sống và nguồn nước
– Nền đất xây dựng: Có nền đất cao, tối thiểu 0.5m so với mực nước sông, thuận lợi cho việc thoát nước và thuận tiện cho giao thông.
– Hướng chuồng lý tưởng nhất: Là hướng Đông, Đông Nam hoặc hướng Nam để tận dụng ánh sáng và sự thông thoáng không khí
– Các phân khu chuyên biệt: Khu chuồng trại nuôi – khu chứa thức ăn và dụng cụ- khu xử lý phần và rác thải.

2. Xác định kiểu chuồng phù hợp:
Với dòng gà ta bản địa thích nghi tốt với nhiều điều kiện địa hình từ đất bằng phẳng đến đồi núi . Hình thức từ nuôi cũng rất đa dạng từ: chăn thả đến bán chăn thả, hoặc nuôi nhốt chuồng kín toàn thời gian.

Với mỗi hình thức nuôi đều có ưu nhược điểm riêng:

Đặc điểmChuồng nuôi nhốt toàn thời gianChuồng nuôi kết hợp chăn thả
Tính phù hợpPhù hợp tại những vùng có quỹ đất chăn nuôi chật hẹp, nuôi quy mô công nghiệp lớnQuỹ đất rộng, phù hợp đa dạng các địa hình chăn nuôi.

Thường được dùng cho quy mô chăn nuôi nhỏ và bán chuyên.

Ưu điểmThuận lợi trong quản lý về dịch bệnh, môi trường.

Kiểm soát và điều chỉnh được những yếu tố như: hệ thống gió, nhiệt độ, độ ẩm.

Giảm thiểu được những rủi ro cho gà gây ra bởi biến đổi khí hậu và thời tiết.

Không đòi hỏi đầu tư nhiều trang thiết bị bằng.

Có thể tốn ít chi phí xây dựng ít hơn so với chuồng kín.

Tận dụng được nhiều yếu tố tự nhiên như áng sáng, không khí, diện tích rộng lớn nên gà thường có lông mã đẹp hơn.

Nhược điểmKhông cho lông mã gà thành phẩm đẹp bằng hình thức nuôi kết hợp chăn thả.Khó khăn trong kiểm soát nguồn dịch bệnh.

3. Yêu cầu chung cho cả hai loại hình thức chuồng nuôi:
– Hố sát trùng trước khi vào chuồng và biển báo quy định với khách hàng.
– Nền chuồng: Không trơn, dễ thoát nước, khô dáo dễ làm vệ sinh và tiêu độc
– Mái chuồng: có kết cấu 1 hoặc 2 mái, có thể làm bằng mái tôn lạnh. Không bị dột, nát đảm bảo che nắng mưa cho gà.
– Tường chuồng: có thể xây bằng gạch/lưới thép và phải có hệ thống bạt rèm che.

4. Xác định mật độ và diện tích từng loại hình nuôi.
4.1 Xác định mật độ và diện tích từng loại hình nuôi.
Mật độ chăn nuôi áp dụng với dòng gà ta bản địa Việt Nam như sau:

Loại hình chăn nuôiMật độ đảm bảo sinh trưởng
Nuôi nhốt toàn thời gian6-8 gà/m2
Nuôi nhốt kết hợp chăn thả3-5 gà/m2

Với hình thức nuôi kết hợp chăn thả, người nuôi có thể quy hoạch tương quan diện tích chuồng trại và sân vườn theo tỉ lệ 1:3. Tức là 1m2 chuồng tương ứng với 3m2 vườn để đảm bảo điều kiện chăn nuôi lý tưởng nhất.
4.2 Diện tích chuồng và vườn nuôi
Diện tích chuồng nuôi = Mật độ gà x Tổng số gà

Ví dụ diện tích cho chuồng nuôi cho mỗi 1000 gà ta chọn tạo

Loại hình nuôiMật độDiện tích chuồngDiện tích vườn
Nuôi nhốt toàn thời gian6-8 gà/m2120- 160m2Không bắt buộc
Nuôi nhốt kết hợp chăn thả3-5 gà/m2120- 160m2360 – 480

XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI
Tiến trình xây dựng:
1. Làm móng chuồng
– Xác định rõ kết cấu đất nền đề gia cố móng cho phù hợp
– Lưu ý gia cố móng tại hai đầu hồi chuồng cho chắc chắn vì sự chắc chắn hai bên đầu hồi chuồng ảnh hướng lớn đến kết cấu của cả chuồng gà.

2. Bổ cột trụ hai bên chuồng
– Trụ cột dựng bằng bê tông cốt thép. Kích thước mỗi trụ là 20 x 20 cm.
– Chiều cao mỗi trụ là 2.5m và khoảng cách giữa mỗi trụ là 3.5m-4m
3. Làm nền chuồng
– Nền chuồng không trơn trượt, dễ thoát nước, khô ráo, dễ làm vệ sinh và tiêu độc
– Dải nền chuồng bằng bê tông hoặc láng xi măng với độ dày từ 5- 10 cm
– Độ dốc chênh lệch của nền bê tông đầu chuồng- cuối chuồng là khoảng 2-3cm để thuận tiện cho việc thoát nước khi vệ sinh.

4. Xây tường
– Tường xây hai bên đầu hồi nên gia cố bằng tường gạch xây có độ dày 20cm
– Tường hai bên chuồng: có thể chỉ cần gạch 10cm
– Độ cao tường tính từ mặt đất lên là: 0.5- 0.6m

5. Cửa ra vào
– Bố trí cửa dọc hai bên hông chuồng
– Khoảng cách giữa các cửa: cứ từ 2-4 ô lưới lại bổ chia 1 cửa
– Kích thước cửa có thể là: rộng 0.88 và 1.8m

6. Độ cao chuồng
– Đọ cao chuồng tính từ nền đến cạnh chuồng là 2.5m, từ nền đến đỉnh chuồng 3.5m.

7. Cất kèo
– Kèo sắt hoặc kèo tre, khoảng cách giữa các nhịp kèo tương ứng với nhịp cột là 3.5- 4m/kèo.

8. Mái chuồng
– Mái chuồng được thiết kế cách nhiệt tốt có thể làm giảm nhiệt độ trong chuồng từ 3-5 độ C vào ngày nắng nóng.
– Vật liệu cách mái: Có thể lựa chọn mái tôn hoặc mái pro ximăng
– Tốt nhất nên làm bằng tôn lạnh, tôn cách nhiệt không dột nát, cách nóng tốt giữ thân nhiệt ổn định.
– Nếu làm bằng tôn thường, lợp tấm xi măng thì cần trải thêm bạt cách nhiệt ở dưới.

9. Bạt che chuồng
– Sử dụng bạt che có màu trắng, hoặc bạt trắng sọc xanh sẽ giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và hạn chế tối đa hiện tượng hấp thu nhiệt vào chuồng.
Cách lắp bạt che: Phần mép trên của bạt treo nên đủ dài để che chùm qua bề mặt tường ít nhất 15cm để tránh tạo khe hở.

Có thể lắp đặt thêm hệ thống dòng dọc kéo theo chiều đưa bạt từ dưới lên trên để tránh trường hợp gió lùa trực diện vào đàn gà trong chuồng.

10. Quạt thông gió
– Cần thiết cho những trang trại nuôi số lượng lớn và nuôi nhốt toàn thời gian, thậm chí bán thời gian (cho những lúc thời tiết biến đổi thất thường như bão, gió, lạnh…. gà phải ở trong chuồng không có cơ hội ra ngoài).

– Quạt thông gió được lắp tại cuối chuồng nuôi. Khoảng cách mỗi quạt lắp cách nhau từ 1.2- 1.5m.
11. Giàn làm mát
– Tấm làm mát được làm từ giấy ép keo dạng tổ ong giúp làm giảm đáng kể nhiệt độ không khí khi đi qua tấm làm mát.

– Giàn làm mát được lắp tại phải bên đầu hông chuồng hoặc đầu hồi chuồng. Kích thước một tấm làm mát là: rộng 0.6 x cao 1.8

TRANG CHỦ»TIN TỨC»TIN TỨC CHUNG
Kỹ thuật xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà chi tiết và khoa học nhất
2017-07-30 03:17:37 | Lượt truy cập: 43379 | Tin tức chung

Chuồng trại đầu tư khoa học, công năng hữu ích sẽ giúp giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến năng xuất chăn nuôi, sức khoẻ đàn gà đặc biệt vào những ngày thời tiết khắc nghiệt biến động.

XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI NUÔI GÀ TA THEO ĐÚNG TIÊU CHUẨN KĨ THUẬT

QUY HOẠCH CHUỒNG TRẠI
1.Quy hoạch chung
– Vị trí xây dựng: cần tách biệt khỏi khu dân cư sinh sống và nguồn nước

– Nền đất xây dựng: Có nền đất cao, tối thiểu 0.5m so với mực nước sông, thuận lợi cho việc thoát nước và thuận tiện cho giao thông.

– Hướng chuồng lý tưởng nhất: Là hướng Đông, Đông Nam hoặc hướng Nam để tận dụng ánh sáng và sự thông thoáng không khí

– Các phân khu chuyên biệt: Khu chuồng trại nuôi – khu chứa thức ăn và dụng cụ- khu xử lý phần và rác thải.

Các phân khu chuồng trại

Các phân khu chuồng trại

2. Xác định kiểu chuồng phù hợp:
Với dòng gà ta bản địa thích nghi tốt với nhiều điều kiện địa hình từ đất bằng phẳng đến đồi núi . Hình thức từ nuôi cũng rất đa dạng từ: chăn thả đến bán chăn thả, hoặc nuôi nhốt chuồng kín toàn thời gian.

Mô hình chuồng nuôi

Với mỗi hình thức nuôi đều có ưu nhược điểm riêng:

Đặc điểm

Chuồng nuôi nhốt toàn thời gian

Chuồng nuôi kết hợp chăn thả

Tính phù hợp

Phù hợp tại những vùng có quỹ đất chăn nuôi chật hẹp, nuôi quy mô công nghiệp lớn

Quỹ đất rộng, phù hợp đa dạng các địa hình chăn nuôi.

Thường được dùng cho quy mô chăn nuôi nhỏ và bán chuyên.

Ưu điểm

Thuận lợi trong quản lý về dịch bệnh, môi trường.

Kiểm soát và điều chỉnh được những yếu tố như: hệ thống gió, nhiệt độ, độ ẩm.

Giảm thiểu được những rủi ro cho gà gây ra bởi biến đổi khí hậu và thời tiết.

Không đòi hỏi đầu tư nhiều trang thiết bị bằng.

Có thể tốn ít chi phí xây dựng ít hơn so với chuồng kín.

Tận dụng được nhiều yếu tố tự nhiên như áng sáng, không khí, diện tích rộng lớn nên gà thường có lông mã đẹp hơn.

Nhược điểm

Không cho lông mã gà thành phẩm đẹp bằng hình thức nuôi kết hợp chăn thả.

Khó khăn trong kiểm soát nguồn dịch bệnh.

3. Yêu cầu chung cho cả hai loại hình thức chuồng nuôi:
– Hố sát trùng trước khi vào chuồng và biển báo quy định với khách hàng.

– Nền chuồng: Không trơn, dễ thoát nước, khô dáo dễ làm vệ sinh và tiêu độc

– Mái chuồng: có kết cấu 1 hoặc 2 mái, có thể làm bằng mái tôn lạnh. Không bị dột, nát đảm bảo che nắng mưa cho gà.

– Tường chuồng: có thể xây bằng gạch/lưới thép và phải có hệ thống bạt rèm che.

4. Xác định mật độ và diện tích từng loại hình nuôi.
4.1 Xác định mật độ và diện tích từng loại hình nuôi.
Mật độ chăn nuôi áp dụng với dòng gà ta bản địa Việt Nam như sau:

Loại hình chăn nuôi

Mật độ đảm bảo sinh trưởng

Nuôi nhốt toàn thời gian

6-8 gà/m2

Nuôi nhốt kết hợp chăn thả

3-5 gà/m2

Với hình thức nuôi kết hợp chăn thả, người nuôi có thể quy hoạch tương quan diện tích chuồng trại và sân vườn theo tỉ lệ 1:3. Tức là 1m2 chuồng tương ứng với 3m2 vườn để đảm bảo điều kiện chăn nuôi lý tưởng nhất.

Diên tích lý tưởng

Diện tích tương ứng lý tưởng nhất giữa chuồng và vườn là 1: 3

4.2 Diện tích chuồng và vườn nuôi
Diện tích chuồng nuôi = Mật độ gà x Tổng số gà

Ví dụ diện tích cho chuồng nuôi cho mỗi 1000 gà ta chọn tạo

Loại hình nuôi

Mật độ

Diện tích chuồng

Diện tích vườn

Nuôi nhốt toàn thời gian

6-8 gà/m2

120- 160m2

Không bắt buộc

Nuôi nhốt kết hợp chăn thả

3-5 gà/m2

120- 160m2

360 – 480

XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI
Mẫu chuồng

Ví dụ về một mẫu chuồng

Tiến trình xây dựng:
1. Làm móng chuồng
– Xác định rõ kết cấu đất nền đề gia cố móng cho phù hợp

– Lưu ý gia cố móng tại hai đầu hồi chuồng cho chắc chắn vì sự chắc chắn hai bên đầu hồi chuồng ảnh hướng lớn đến kết cấu của cả chuồng gà.

2. Bổ cột trụ hai bên chuồng
– Trụ cột dựng bằng bê tông cốt thép. Kích thước mỗi trụ là 20 x 20 cm.

– Chiều cao mỗi trụ là 2.5m và khoảng cách giữa mỗi trụ là 3.5m-4m

Khoảng cách trụ

Khoảng cách giữa 2 trụ cột là 3.5- 4m

Kích thước trụ

Kích thước mỗi trụ tối thiểu là 20cm x 20cm

3. Làm nền chuồng
– Nền chuồng không trơn trượt, dễ thoát nước, khô ráo, dễ làm vệ sinh và tiêu độc

– Dải nền chuồng bằng bê tông hoặc láng xi măng với độ dày từ 5- 10 cm

– Độ dốc chênh lệch của nền bê tông đầu chuồng- cuối chuồng là khoảng 2-3cm để thuận tiện cho việc thoát nước khi vệ sinh.

Nên chuồng

Nền chuồng tôn cát trước khi đổ bê tông

4. Xây tường
– Tường xây hai bên đầu hồi nên gia cố bằng tường gạch xây có độ dày 20cm

– Tường hai bên chuồng: có thể chỉ cần gạch 10cm

– Độ cao tường tính từ mặt đất lên là: 0.5- 0.6m

Xây tường

5. Cửa ra vào
– Bố trí cửa dọc hai bên hông chuồng

– Khoảng cách giữa các cửa: cứ từ 2-4 ô lưới lại bổ chia 1 cửa

– Kích thước cửa có thể là: rộng 0.88 và 1.8m

6. Độ cao chuồng
– Đọ cao chuồng tính từ nền đến cạnh chuồng là 2.5m, từ nền đến đỉnh chuồng 3.5m.

7. Cất kèo
– Kèo sắt hoặc kèo tre, khoảng cách giữa các nhịp kèo tương ứng với nhịp cột là 3.5- 4m/kèo.

Cất kèo mái chuồng

8. Mái chuồng
– Mái chuồng được thiết kế cách nhiệt tốt có thể làm giảm nhiệt độ trong chuồng từ 3-5 độ C vào ngày nắng nóng.

– Vật liệu cách mái: Có thể lựa chọn mái tôn hoặc mái pro ximăng

– Tốt nhất nên làm bằng tôn lạnh, tôn cách nhiệt không dột nát, cách nóng tốt giữ thân nhiệt ổn định.

– Nếu làm bằng tôn thường, lợp tấm xi măng thì cần trải thêm bạt cách nhiệt ở dưới.

Giảm nhiệt độ chuồng

Mái chuồng được thiết kế cách nhiệt tốt có thể làm giảm nhiệt độ trong chuồng từ 3-5 độ C vào ngày nắng nóng.

Chất liệu làm mái

9. Bạt che chuồng
– Sử dụng bạt che có màu trắng, hoặc bạt trắng sọc xanh sẽ giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và hạn chế tối đa hiện tượng hấp thu nhiệt vào chuồng.

Bạt che chuồng

Cách lắp bạt che: Phần mép trên của bạt treo nên đủ dài để che chùm qua bề mặt tường ít nhất 15cm để tránh tạo khe hở.

Có thể lắp đặt thêm hệ thống dòng dọc kéo theo chiều đưa bạt từ dưới lên trên để tránh trường hợp gió lùa trực diện vào đàn gà trong chuồng.

Cách lắp bạt che chuồng

Bạt nên được lắp đặt theo chiều kéo từ tường dưới phủ lên trên để tránh trường hợp gió lùa trực diện vào đàn gà.

10. Quạt thông gió
– Cần thiết cho những trang trại nuôi số lượng lớn và nuôi nhốt toàn thời gian, thậm chí bán thời gian (cho những lúc thời tiết biến đổi thất thường như bão, gió, lạnh…. gà phải ở trong chuồng không có cơ hội ra ngoài).

– Quạt thông gió được lắp tại cuối chuồng nuôi. Khoảng cách mỗi quạt lắp cách nhau từ 1.2- 1.5m.

Quạt thông gió

11. Giàn làm mát
– Tấm làm mát được làm từ giấy ép keo dạng tổ ong giúp làm giảm đáng kể nhiệt độ không khí khi đi qua tấm làm mát.

– Giàn làm mát được lắp tại phải bên đầu hông chuồng hoặc đầu hồi chuồng. Kích thước một tấm làm mát là: rộng 0.6 x cao 1.8

Giàn làm mát

Hình ảnh giàn làm mát thực tế

– Xác định số lượng tấm làm mát cần thiết trong chuồng: phụ thuộc vào số lượng quạt thông gió lắp trong chuồng. Thông thường mỗi một quạt gió sẽ cần 5-6 tấm làm mát.

VD Một chuồng nuôi 5000 gà có diện tích khoảng 600m2 cần 4 quạt thông gió vậy thì sẽ cần đến : 4 x 6 = 24 tấm làm mát trong chuồng. Như vậy mỗi bên hông chuồng chia đều thành 2 giàn làm mát 12 tấm.

12. Hố sát trùng
– Hố sát trùng có thể làm bằng khay nhựa tròn sẵn có hoặc xây bằng gạch xi măng tạo gờ 4 cạnh tại trước cửa ra vào.

13. Sân thả gà
– Quây bằng lưới mắt cáo hoặc làm tường rào bao quanh
– Có thể là sân đất hoặc sân cát.
– Lý tưởng nhất là sân nền đất trải trên cát dày tối thiểu 10cm để tăng cường khả năng thoát nước, giữ cho nền sân luôn thông thoáng và khô ráo.

1. Thiết kế hệ thống uống
Có hai cách thiết kế hệ thống cho uống phổ biến ở nước ta: sử dụng máng uống hoặc sử dụng hệ thống núm uống tự động.

1.1 Dùng hệ thống máng uống
– Thích hợp cho những trang trại số lượng nuôi vừa và nhỏ.
– Thích hợp cho gà con tại giai đoạn < 2 tuần tuổi.
Một trong những ưu điểm của sử dụng hệ thống máng uống là chi phí hợp lý và đơn giản. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống máng uống lại có 2 nhược điểm sau:

– Khó kiểm soát được tính vệ sinh của nước do dễ bị nhiễm phân, chấu cám hay các chất độn chuồng khác gà tãi vào.
– Tốn nhiều công sức lao động cho yêu cầu phải dọn dẹp và vệ sinh liên tục
– Lãng phí nhiều nước hơn so với dùng núm uống.

Lưu ý khi sử dụng máng uống:

– Máng nên được kê hoặc treo cao sao cho chiều cao của mép máng uống tương đương với chiều cao của lưng gà khi đứng thẳng.
– Chiều cao của máng được điều chỉnh liên tục cho tương thích với sự lớn lên của gà, đồng thời để giảm thiểu việc nhiễm bẩn vào lòng máng.

1.2 Dùng hệ thống núm uống
– Núm uống thường dùng cho gà trên 2 tuần tuổi
– Nên bố trí núm uống theo mật độ 8-10 gà/núm. Khoảng cách giữa hai núm uống đặt cạnh nhau trên cùng một ống tối đa là 30- 35cm.

Ưu điểm và nhược điểm:

Ưu điểm: Gà chỉ chủ động uống nước khi khát do đó hạn chế việc nhiễm bẩn vào nước, đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ. Tiết kiệm được nước và tốn ít công lao động dọn dẹp hơn.
Nhược điểm: Tuy nhiên do nước ở trong ống khó được nhìn thấy bằng mắt thường, nên người chăn nuôi cần phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra tốc độ dòng chảy của ống để đảm bảo mức độ lưu thông của dòng nước.

Lưu ý cách sử dụng núm uống:
Chiều cao và độ dốc của của ống treo cũng nên được điều chỉnh thường xuyên để tương thích với chiều cao của gà và phân bổ áp lực nước từ đầu ống đến cuối ống.

Bố trí hệ thống núm uống đều và đủ trong chuồng để tránh tình trạng gà phải di chuyển xa hơn phạm vi 3m mới tiếp cận được nguồn nước.
2. Thiết kế hệ thống thức ăn
2.2 Các loại máng ăn máng uống phổ biến hiện nay

Máng tôn dài 1,2m. 100 con/mángMáng nhựa bệt cho gà con 100 con/ mángMáng treo cho gà nhỡ, gà trưởng thành 15-20 con/mángMáng tự chế

Với hệ thống máng ăn trong chuồng cần bố trí thêm hệ thống dòng dọc lên xuống để điều chỉnh độ cao. Người chăn nuôi có thể nâng máng lên cao để đổ trước thức ăn vào tất cả các máng và hạ xuống đồng bộ cùng một, thay vì đổ vào từng máng một – tránh trường hợp gà chen lấn và dồn tụ về những máng có thức ăn trước dẫn đến chết dồn chết đè, gây thiệt hại.

3. Thiết kế và lắp đặt hệ thống thông gió
3.1 Với chuồng nuôi nhốt kết hợp chăn thả
Nếu nuôi nhốt kết hợp chăn thả quy mô nhỏ thì sự thông thoáng trong chuồng chủ yếu là kết quả của sự di chuyển của luồng không khí tự nhiên từ ngoài chuồng vào trong chuồng.
Tuy nhiên nếu nuôi quy mô nuôi lớn, người nuôi vẫn cần lắp thêm hệ thống quạt gió để luân chuyển không khí sạch và đẩy mùi hôi trong chuồng ra ngoài vào những ngày thời tiết, khí hậu biến động: mưa, gió bão, nắng nóng gà không ra được ngoài sân vườn.

3.2 Với chuồng nuôi nhốt toàn thời gian
Với chuồng kín cần phải thiết kế hệ thống quạt thông gió để đẩy mùi hôi trong chuồng ra ngoài và đưa không khí sạch từ ngoài vào trong chuồng. Một chương trình thông gió hoàn thiện, được quản lý tốt sẽ:

– Duy trì không khí trong chuồng thông thoáng
– Điều chỉnh được độ ẩm trong chuồng
– Cung cấp đủ ô xy để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của gà
– Loại bỏ khí thải độc hại, bụi bẩn và độ ẩm dư thừa.

Chú ý: Thời gian lý tưởng cho một chu kì luân chuyển toàn bộ không khí trong chuồng ra ngoài là từ 5-8 phút và không được vượt quá 10 phút.

1. Trại Giống Thu Hà 

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THU HÀ

Địa chỉ: Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam.

Điện thoại: 0983.882.813 - 0941.771.563

Website: traigiongthuha.com

Trại giống Thu Hà là một trong những địa chỉ cung cấp con giống uy tín nhất Miền Bắc. Với đa dạng chủng loại và con giống bao gồm gà giống, vịt giống, ngan giống, ngỗng giống, chim trĩ, chim cút ... với nhiều chính sách và bảo hành tốt.