Ai cũng có thể chăn nuôi được gà đẻ trứng, tuy nhiên để làm giàu nhờ mô hình này thì không hề dễ dàng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến mô hình nuôi gà đẻ trứng thất bại.
Tập quán chăn nuôi bà con hiện nay là chăn nuôi theo mô hình chăn thả tự do, vì vậy không đem tới hiệu quả kinh tế cao. Thậm chí một số người đã đầu tư mô hình chuyên nghiệp nhưng vẫn thất bại. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính khiến phần lớn các mô hình nuôi gà đẻ trứng không thành công và cách khắc phục.
1. Thời tiết nắng nóng:
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khi hậu biến đổi thất thường, người nông dân không thể lường trước được, phần lớn đều dựa vào kinh nghiệm quan sát vì vậy ảnh hưởng tớ tình trạng đàn gà, sản lượng trứng, chất lượng thịt. Hơn nữa gà đẻ trứng là loài gà rất nhạy cảm nên nếu như thời tiết thất thường gà sẽ ngưng đẻ ngay, nguyên nhân bởi:
– Gà không có hệ thống thoát mồ hôi qua da, mà chủ yếu là qua đường hô hấp nên nhiệt độ cao ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu nhận thức ăn của gà.
– Sức đề kháng suy giảm
– Rối loạn quá trình sinh lý của gà.
– Đặc biệt thời tiết nóng ẩm cũng là nguyên nhân chính tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếm khí sinh sôi dẫn đến gà dễ bị bệnh.
Để giảm thiệt hại do nắng nóng bà con cần áp dụng các biện pháp chống nóng cho đàn gà ngay từ ban đầu: chuồng trại thoáng mát, đầu tư hệ thống quạt, cho gà uống nhiều nước. Ngoài ra vào những đợt nắng nóng gà thường giảm ăn, do vậy để đảm bảo quá trình phát triển ổn định, tăng sức đề kháng cho gà bà con nên lựa chọn thức ăn có thành phần đạm dưới 18%, tinh bột từ 50-55%. Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp chống nóng cho gà tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho đàn gà phát triển khỏe mạnh, ít dịch bệnh, đẻ nhiều trứng.
2. Chuồng trại:
Chuồng trại bí và mất vệ sinh là nguyên nhân khiến gà ngưng đẻ, bởi:
– Dễ mắc các bệnh: tiêu chảy, viêm ruột…
– Không kiểm soát được dịch bệnh
– Gà trở nên hiếu chiến, dễ bị kích động. Nếu người nông không kiểm soát được đàn gà dẫn đến tình trạng gà mổ nhau đến chết.
Để đạt năng suất chăn nuôi cao, chuồng trại cần được đầu tư tốt, có khả năng tránh nóng vào mùa hè và lạnh vào mua đông, tốt nhất xây chuồng theo hướng Đông Nam và cao ráo. Vào mùa hè nên giảm độ dày chất độn chuồng, xử lý nền bằng men vi sinh, điều này giúp chuồng luôn sạch sẽ, khô thoáng tạo điều kiện cho gà phát triển và sinh trưởng tốt nhất.
3. Chế độ dinh dưỡng:
Thức ăn cho gà theo từng giai đoạn không được hộ chăn nuôi quan tâm kỹ cũng là nguyên nhân khiến gà ngưng đẻ, chậm phát triển. Nếu chế độ dinh dưỡng có vấn đề như thiếu dưỡng chất cần thiết, ít năng lượng hoặc mất cân bằng axit amin, lượng trứng của gà đẻ có thể sẽ bị giảm sút.
Để gà đẻ trứng ổn định, bà con cần chú ý bổ sung canxi cho gà. Nghiên cứu cho thấy mỗi một quả trứng cần tối thiếu 2g canxi, mà cơ thể một con gà mái có khoảng 20g canxi, và lượng canxi này mất đi 10% sau khi đẻ một quả trứng – đây chính là nguyên nhân khiến gà ngưng đẻ trứng nếu cơ thể thiếu hụt hoặc cạn kiệt canxi.
4. Gà mẹ mải ấp trứng:
Nếu là người có kinh nghiệm chăn nuôi gà, người chăn nuôi sẽ thấy gà mẹ thường có tập tính muốn ấp trứng và ngưng đẻ. Vậy nên bà con cần lưu ý thu trứng thường xuyên khi thấy trứng đã nhiều. Để khắc phục tình trạng này, bà con nên ấp trứng bằng máy ấp trứng tự động, vừa giúp gà con nở ra khỏe mạnh, ít bệnh tật vừa giải quyết được vấn đề gà ngưng đẻ.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy ấp trứng đa dạng chủng loại cũng như các kích thước. Tuy nhiên máy ấp trứng trên thị trường đều có giá cao và khó sử dụng.Máy ấp trứng Ánh Dương được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam, phù hợp với tập tính kinh doanh, đặc điểm gà tại Việt Nam. Vậy nên máy ấp trứng Ánh Dương được rất nhiều bà con lựa chọn. Một số tính năng ưu việt như: có thể tự điều chỉnh nhiệt độ theo thời tiết, chi phí hợp lý trong khi tỉ lệ nở vẫn được đảm bảo.