Site icon Gà Thả Vườn

Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt qua các giai đoạn

nuôi gà thịt

Nuôi gà thịt

Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, có một khâu kỹ thuật vô cùng quan trọng là chăn nuôi theo khẩu phần. Nếu lập được 1 bảng khẩu phần thức ăn hợp lý, người nuôi vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng, sinh sản, không để thiếu, không để thừa, tiết kiệm thức ăn, nước uống, có hiệu quả kinh tế.
Muốn chăn nuôi theo khẩu phần là phải có thức ăn theo công thức cân đối dinh dưỡng và lượng thức ăn cho ăn hàng ngày theo tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu. Dưới đây là khẩu phần dinh dưỡng trong chăn nuôi gà cho bà con tham khảo:

Sau đó gia đình phải có kế hoạch trồng trọt tạo nguồn nguyên liệu thức ăn hữu cơ trên diện tích đất đai gia đình đang canh tác. Đảm bảo 85 – 90% nguồn nguyên liệu thức ăn hữu cơ được gia đình tự sản xuất. Nếu gia đình không có đủ diện tích trồng trọt thì tối thiểu 50% nguồn thức ăn hữu cơ được sản xuất trong hộ gia đình, 35-40% nguyên liệu hữu cơ được phép hợp tác sản xuất từ các hộ thành viên trong nhóm hữu cơ. Cho phép 10 – 15% nguyên liệu thức ăn là sản phẩm thông thường

Xác định tiêu chuẩn hữu cơ của thức ăn nuôi gà thịt

Gà phải được nuôi với một khẩu phần ăn cân đối đáp ứng tất cả các loại dinh dưỡng cần thiết. Thức ăn phải được làm từ nguyên liệu 100% hữu cơ. Trường hợp thức ăn hữu cơ không có đủ cả về số lượng và chất lượng thì tỷ lệ thức ăn thông thường được sử dụng là 15%.

Trên 50% thức ăn phải do trang trại tự sản xuất hoặc hợp tác sản xuất với các trang trại hữu cơ khác.

Có thể cho gà ăn vitamin, các nguyên tố vi lượng và thức ăn bổ xung có nguồn gốc tự nhiên chiếm tối đa là 5% trong tổng lượng thức ăn. Tuy nhiên người vận hành phải chứng minh được nguồn gốc của các loại thức ăn bổ sung này.

Lập khẩu phần thức ăn cho gà

Tận dụng thức ăn sẵn có trong gia đình để giảm chi phí

Gà được ăn kết hợp với khả năng tự kiếm mồi để giảm chi phí thức ăn

Việc phối trộn thức ăn sẽ được tính trên nhu cầu đạm của gà qua các giai đoạn

+ Giai đoạn gà con: 0 – 4 tuần tuổi (nhu cầu đạm: 20%)

+ Giai đoạn từ 5 tuần tuổi đến xuất bán (nhu cầu đạm: 16 – 18%)

Nếu thành phần nguyên liệu chủ yếu là cám gạo (N=13%) và bột đậu tương (N=39%) thì tỷ lệ trộn sẽ là 80% cám gạo+ 20% bột đậu tương. Nếu thành phần chủ yếu là cám ngô (N=9%) và bột đậu tương thì tỷ lệ trộn là 70% ngô + 30% bột đậu tương.

Nguồn thức ăn hiện tại chủ yếu từ cám gạo, cám ngô, đậu tương, sắn bột, cá khô. Các nhóm thức ăn tinh bột (giàu năng lượng) chủ yếu do gia đình tự sản xuất dựa trên kế hoạch trồng lúa, ngô, rau theo phương pháp hữu cơ để tạo nguồn thức ăn hữu cơ cho gà. Các nhóm thức ăn giàu đạm (cá, tôm, bột cá, bột đậu tương) có thể mua từ bên ngoài nhưng phải đảm bảo về nguồn gốc.

Dự tính khẩu phần thức ăn cho gà như sau:

Mức độ tiêu thụ thức ăn:

Đối với gà nuôi thịt: 50 – 55gr/con/ngày. Tiêu thụ khoảng 5 – 6 kg/ngày /100 gà

Ước tính định mức thức ăn cho gà, dựa theo số ngày tuổi như sau:

Tham khảo khẩu phần thức ăn cho gà sinh sản từ Webmaster: “Khẩu phẩn ăn từng giai đoạn cho gà sinh sản hướng thịt”

Nuôi gà sinh sản hướng thịt (giống BE, AA, Isa, ROSS, SASSO…) được chia thành 5 giai đoạn: gà con, gà giò (hậu bị đẻ), gà đẻ khởi động, gà đẻ pha I và gà đẻ pha II. Ứng với mỗi giai đoạn nuôi có tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn kèm theo.

Tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn gà con 0-6 tuần tuổi

Nếu chọn được giống gà tốt, gà con sẽ sinh trưởng nhanh, trao đổi chất mạnh, vì vậy, thức ăn cho gà con phải đầy đủ về số lượng. Các nguyên liệu đã sản xuất thức ăn phải tốt (ưu tiên số 1). Trong 3 tuần đầu, cho gà ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Sau 3 tuần tuổi cho ăn hạn chế theo khối lượng cơ thể gà ở các tuần tuổi (đối với gà trống 4-6 tuần tuổi cho ăn từ 44-54g thức ăn/ngày tương đương với khối lượng cơ thể 605-860g; gà mái cho ăn từ 40-50g thức ăn/ngày tương đương với khối lượng cơ thể 410-600g.

Thức ăn cho gà giò 7-20 tuần tuổi

Đặc điểm gà ở giai đoạn này là tiếp tục tăng trưởng nhanh, nhưng tích luỹ mỡ nhiều (chóng béo), đối với gà hậu bị lại phải kìm hãm tăng khối lượng cơ thể và chống béo, để khi lên đẻ cho sản lượng trứng cao và ấp nở tốt. Vì vậy, phải hạn chế số lượng, kể cả chất lượng thức ăn. Số lượng thức ăn giảm còn khoảng 50-70% so với mức ăn tự do ban đầu. Còn protein và năng lượng thấp hơn gà đẻ. Gà trống cho ăn tăng dần từ 58-108g thức ăn/con/ngày, tương đương với khối lượng cơ thể từ 1-2,8kg, gà mái từ 54-105g thức ăn/con/ngày, tương đương với khối lượng cơ thể từ 0,7-2kg.

– Ưu điểm của cho ăn hạn chế là chống béo sớm, tạo ngoại hình thon, kéo dài thời kỳ đẻ trứng đến 2 tuần, tăng sản lượng trứng giống, đặc biệt là kéo dài thời kỳ đẻ đỉnh cao, tăng số gà con/mái…

– Thực hiện nghiêm ngặt cho ăn hạn chế đối với gà hậu bị hướng thịt là yếu tố quyết định để đạt hiệu quả cao khi gà đi vào sản xuất con giống 1 ngày tuổi.

Tiêu chuẩn khẩu phần cho gà đẻ 21-64 tuần tuổi

– Đẻ khởi động 21-24 tuần tuổi: Đặc điểm của giai đoạn này là gà vừa ăn vừa hạn chế xong nên số lượng thức ăn cho gà phải tăng từ từ. Nhưng chất lượng thức ăn như protein, năng lượng… lại cao hơn gà hậu bị và gà đẻ ở giai đoạn sau để đáp ứng cho gà con đang tăng trọng, phát triển và hoàn thiện chức năng sinh sản chuẩn bị cho giai đoạn đẻ cao.

– Đẻ pha I từ 25-40 tuần tuổi: Giai đoạn này gà đẻ cao nhất, gà hầu như đã thành thục hoàn toàn, tăng trọng không đáng kể cho nên thức ăn phải đảm bảo cho sản xuất trứng cao. Số lượng thức ăn cho gà ở giai đoạn này là cao nhất, nhưng chất lượng có thấp hơn giai đoạn đẻ khởi động. Nhưng tính ra thì lượng và vật chất khô và dinh dưỡng của thức ăn cung cấp cho gà ở giai đoạn này là cao nhất do gà ăn lượng thức ăn trên dưới 160g/con/ngày.

– Đẻ pha II từ 41-64 tuần tuổi: Giai đoạn này có thể kéo dài hoặc rút ngắn tùy theo giá cả thị trường. Đặc điểm của giai đoạn này là gà đẻ giảm dần, tích lũy mỡ bụng nhiều cho nên phải giảm cả số lượng và chất lượng thức ăn cung cấp cho gà. Thức ăn giảm dần từ 160g xuống 145g/con/ngày.

+ Thức ăn cho gà trống ở thời kỳ đạp mái thấp hơn so với gà mái cả lượng và chất. Hiện nay ở nước ta, áp dụng phương pháp cho ăn tách riêng trống mái với số lượng thức ăn cho gà trống 125-130g/con/ngày trong suốt thời kỳ sản xuất.

+ Giảm sinh sản thời kỳ đẻ trứng giống cần bổ sung vitamin A, D, E vào thức ăn định kỳ 3 ngày/lần (có thể ngâm thóc mầm cho gà ăn). Mùa nóng cho gà uống nước điện giải và vitamin C.

Trong chăn nuôi gà, ngoài vấn đề về thức ăn và sinh dưỡng, nước uống cũng là một vấn đề rất quan trọng: “Tính toán nhu cầu nước uống cho gia cầm”

Nhu cầu nước uống của gia cầm tùy thuộc vào tuổi sinh trưởng, sinh sản, nhiệt độ môi trường nuôi nóng lạnh, khô ẩm và tỷ lệ với thức ăn hỗn hợp.

Tính nhu cầu nước cho 1000 gà thịt, mỗi con ăn 60g/ngày, nhiệt độ chuồng nuôi 30oC, có lượng nước cần:

– Tính nhu cầu nước uống cho 1000 gà mái đẻ, mỗi con ăn 150g/ngày, nhiệt độ chuồng nuôi 30oC, có lượng nước cần:

Nhu cầu nước tăng ở nhiệt độ môi trường tăng:

+ Tổng lượng nước uống cho cả đàn gà mái/ngày:

+ Lượng nước uống cần cho 1 gà mái đẻ/ngày: