Site icon Gà Thả Vườn

Một số bệnh phổ biến hay gặp ở gà nuôi thả vườn

Chăn nuôi gà thả vườn

Đối với gia cầm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu phòng bệnh không tốt, gà bị bệnh có chữa khỏi năng suất cũng giảm. Vì vậy đối với một số bệnh do siêu vi trùng, không có thuốc chữa đặc hiệu, phải tiêm phòng vacxin nghiêm túc.

Bệnh bạch lỵ

Do gà mẹ bị bệnh truyền qua trứng giống sang gà con và do môi trường.

Bệnh tích: Lòng đỏ không tiêu, màu vàng xanh. Gan, phổi xuất huyết sưng to, có nhiều chấm hoại tử li ti màu xanh nhạt. Lách sưng to, thận xuất huyết đỏ. Gà ỉa phân sống màu trắng, tanh, dính bết lông đít. Đối với gà lớn thiếu máu, mào nhợt nhạt. Trứng non méo mó có màu vàng trắng hoặc đỏ thẫm do xuất huyết. Có trường hợp trứng non bị vỡ gây viêm phúc mạc bụng và viêm dính lung tung các cơ quan nội tạng. Nhiều con chết đột ngột vì gan bị vỡ.

Điều trị:
♦ Streptomyxin tiêm bắp 0,035g/kg thể trọng/ngày. Tiêm 3-5 ngày (một lọ dùng cho 18-20 kg thể trọng).
♦ Ampicillin tiêm bắp 0,05-0,1 g/kg thể trọng/ngày, tiêm 3 ngày liền. Hoặc pha nước uống liều 0,1-0,15 g/kg thể trọng/ngày. Uống 3 ngày.
♦ Spectam poultry 10% tiêm bắp 0,020-0,025 g/kg thể trọng/ngày, trong 3-5 ngày.
♦ Neotesol (còn gọi là Neox, Neoxin, Avimyxin) cho uống trong 3 ngày, mỗi ngày 0.150 g/kg thể trọng. Chloramphenicol 10% tiêm bắp 0,05-0,06 g/kg thể trọng, tiêm 3 ngày. Đối với gà con tốt nhất là dùng Spectam poultry, streptomycin, Ampicillin. Các loại khác dùng cho gà lớn. Lúc dùng kèm theo cho uống Stress-bran hoặc vitamin B1, c… Tuyệt đối không lấy trứng giống của gà trống gà mái bị bạch lỵ để tái sản xuất đàn.

Bệnh Newcastle (Tân thành gà)

Nhân dân thường gọi bệnh “rù“.

Bệnh tích : Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây chết cao. Ngoài triệu chứng hô hấp gà kêu “toóc toóc”, còn bị ỉa chảy, phân xanh, gầy sọp. Chân, mỏ, khô. Ở thể thần kinh gà thường bị nghẹo đầu, quay tròn. Mổ khám dạ dày tuyến và ruột xuất huyết. Bệnh do siêu vi trùng, phòng bệnh theo lịch trình bày trên (Lasota và vacxin H1).

Bệnh tụ huyết trùng

Nhân dân thường gọi bệnh “toi”. Ở thể quá cấp tính gà tự nhiên chết đột ngột, mào tím tái, mổ khám có lúc không thấy bệnh tích gì. Một số trường hợp có thanh dịch trong bao tim. Dưới màng tim có các nốt xuất huyết. Trường hợp cấp tính thấy tụ máu trong các lớp da, mờ bụng, màng ngoài bao ‘tim, phúc mạc, màng treo ruột, cơ quan sinh dục xuất huyết. Gan màu vàng, có những ổ hoại tử màu xám. Có con mái buồng trứng bị vỡ.

Biện pháp phòng chữa: Cách ly ngay những con ốm, tẩy uế chuồng trại, sân chơi. Có thể chữa các loại thuốc sau đây:
♦ Trisulfon-depot 1 gói 20g trộn 15-20 kg thức ăn, liên tục 2-3 ngày.
♦ Chloramphenicol hoặc tetraxyclin, Oxytetraxyclin lg thuốc cho 30kg thể trọng/ngày. Liên tục 3 ngày (có thể pha nước uống hoặc trộn thức án).
♦ Colistamp loại chứa 0,5g ampicillin dùng cho 15-20 kg thể trọng/ngày. Loại chứa lg ampixillin dùng cho 30-40 kg thể trọng/ngày. Dùng trong 3 ngày.
♦ Có thể tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng nhưng hiệu lực vacxin còn hạn chế.

Bệnh đậu

Còn gọi là bệnh “trái gà”, bệnh “hoa xoan”, bệnh “dánh” do 1 loại virus gây nên. Có 2 thể:

♦ Thể ngoài da: Ớ những nơi không có lông như chân, mào xuất hiện những mụn mọng nước màu xám, lớn dần có màu vàng và vỡ ra tạo thành nốt loét. Các nốt loét này nhanh chóng tạo thành vảy có màu nâu sẫm rồi bong ra không để lại vết sẹo. Cùng có lúc mắt bị nốt đậu, dẫn đến mủ.
♦ Thể bạch hầu: Ở vùng miệng, họng mọc các mụn nhỏ màu trắng đục, vỡ ra thành hoại tử, sau đó phủ một lớp màng giả trắng như bã đậu, vết loét lan nhanh, gà đau đớn không ăn được, suy kiệt rồi chết.

Điều trị: Phải chú ý chủng phòng vacxin đậu lúc gà 7-10 ngày tuổi. Sau 3-4 tháng chủng lại lần 2. Thể ngoài da có thể gỡ hết vảy rồi bôi cồn iôt 5% hoặc bôi xanh methylen. Ở thể bạch hầu bổ sung thêm A, D3, E và một trong các loại kháng sinh như Neox với liều 80-150 mg/kg thể trọng/ngày. Tiếp tục 3 ngày. Hoặc tetraxyclin, chloramphenicol 0,03 g/kg thể trọng trong 3 ngày liền.