Site icon Gà Thả Vườn

Mô hình nuôi vịt trên nền đệm lót sinh học

Nền đệm lót sinh học

Kỹ thuật làm đệm lót chuồng vịt cũng khá đơn giản. Chuồng có nền được láng xi măng hoặc lát gạch. Nếu chuồng làm mới thì nền chuồng là đất nện, không láng lát sẽ tốt và giảm chi phí xây dựng. Do mùn cưa có khả năng hút ẩm tốt nên đệm lót mùn cưa hoặc kết hợp với trấu thường được áp dụng để nuôi vịt thịt hoặc vịt đẻ có thời gian nuôi kéo dài.

Kỹ thuật nuôi vịt rọ trên nền đệm lót sinh thái có rất nhiều ưu thế, không tốn nhiều công sức, tỷ lệ hao hụt rất thấp và vịt khỏe, ít bệnh, chất lượng trứng cao hơn so với vịt chạy đồng rất nhiều.

Chăn nuôi vịt rọ theo hướng an toàn sinh học trên nền đệm lót sinh thái đạt được tiêu chuẩn “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không dọn vệ sinh. Đệm lót sinh học là kỹ thuật tiến bộ và cũng là giải pháp hay nhất trong chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học. Hiện kỹ thuật này được áp dụng trên nhiều đàn vịt ở hầu hết các tỉnh, thành ĐBSCL.

Trong thời gian qua người chăn nuôi đã áp dụng đệm lót sinh thái vào chăn nuôi rất hiệu quả. Ưu điểm của đệm lót sinh học là bảo vệ tốt môi trường, không còn mùi hôi thối, rút ngắn thời gian nuôi, hạn chế bệnh tật, giảm hao hụt đầu con, giảm chi phí thuốc thú y, giảm 60% chi phí lao động, giảm 10% chi phí thức ăn. Đây cũng là mô hình ứng dụng công nghệ đơn giản, dễ thực hiện.

chuồng là đất nện, không láng lát sẽ tốt và giảm chi phí xây dựng. Do mùn cưa có khả năng hút ẩm tốt nên đệm lót mùn cưa hoặc kết hợp với trấu thường được áp dụng để nuôi vịt thịt hoặc vịt đẻ có thời gian nuôi kéo dài.

Hơn 20 năm với nghề nuôi vịt chạy đồng nhưng vợ chồng ông ông Võ Phát Nì và bà Dương Thị Kiềng ở ấp 4, xã An Phong, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) vẫn không khắm khá vì khá tốn chi phí do vịt bị hao hụt, tốn chi phí cao cho nhân công, không kiểm soát tốt được tình hình dịch bệnh, phẩm chất trứng cũng thấp nên bán không được giá và lợi nhuận thu về không nhiều. Nhờ mạnh dạn thay đổi phương thức chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng truyền thống bằng cách chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nuôi trang trại với quy mô lớn mà vợ chồng ông đã có sự chuyển biến, việc chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đầu năm 2016, gia đình ông bà được những nông dân cùng trong nghề khuyên nên thay đổi phương thức, đầu tư trang trại nuôi vịt rọ theo hướng an toàn sinh học. Quyết tâm tìm hướng đi mới, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước ông Nì và bà Kiềng đầu tư trang trại trên diện tích hơn 8.000m2 đất ruộng của gia đình. Với số tiền hơn 2,2 tỷ đồng, bước đầu ông bà xây dựng chuồng trại, nền chuồng được áp dụng lớp đệm lót sinh thái , xung quanh bao bọc bởi lưới B40, xây dựng sân phơi, bể tắm, hệ thống nước tắm và hệ thống máng ăn cho vịt.

Tính đến thời điểm hiện tại, gia đình sở hữu hơn 11.000 con vịt cò đang cho trứng. Bà Kiềng chia sẻ, nuôi vịt rọ trên nền đệm lót sinh thái có rất nhiều ưu thế, không tốn nhiều công sức dọn chuồng, tỷ lệ hao hụt rất thấp và vịt khỏe, ít bệnh, chất lượng trứng cao hơn so với vịt chạy đồng rất nhiều. Nuôi vịt rọ có thể kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh cúm gia cầm, không tốn nhiều công chăm sóc, quản lý và không lo lắng chuyện tìm thức ăn chạy đồng.

Hiện tại, trang trại vịt của ông bà cho ra mỗi ngày hơn 10.000 trứng vịt sạch để đáp ứng cho thị trường TP.HCM với giá 17.000 đồng/chục (10 trứng) cao hơn vịt chạy đồng từ 1.000 – 1.400 đồng/chục. Thời điểm giá cao trứng vịt tại trang trại có giá từ 23.000 – 25.000 đồng/chục. Sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi ngày cho gia đình thu lãi hơn 2,7 triệu đồng từ trứng vịt và lợi nhuận hơn 600 triệu đồng mỗi năm.