Chăn nuôi gia cầm thịt hiện nay đang là những bước thay đổi đang kể trong tư duy cũng như cách làm của những người chăn nuôi Việt Nam. Chúng ta không chỉ chăn nuôi với mục đích tự cung tự cấp, chăn nuôi tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp mà chăn nuôi hiện nay còn là ngành nghề có thu nhập cao, đòi hỏi người nông dân cần có chi thức, khoa học, tài chính vững vàng mới có thể thành công.
Trước khi nuôi phải xông xịt sát trùng chuồng trại theo quy định. Trong suốt quá trình nuôi mỗi tuần xịt toàn bộ chuồng trại và khu vực xung quanh (trừ máng ăn, máng uống) 1 lần. Xịt từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 10 bằng dung dịch Biocide 2% với 0,5 lít/m2 chuồng trại lúc trời nắng. Bà con có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm nuôi gà trong quá trình nuôi gà làm kinh tế.
1/ Kỹ thuật nuôi gà con từ 0 -6 tuần tuổi
1.1/ Chuẩn bị dụng cụ úm gà con
– Quây úm gà:
- Dùng cót ép cao 45 cm quây tròn có đường kính 2-3m (tuỳ thuộc số lượng gà)
- Vệ sinh và khử trùng chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng
– Độn chuồng: Trước khi đưa gà vào rải một lớp độn chuồng bằng phơi bào, trấu, rơm chặt nhỏ dày 5-10 cm.
– Dụng cụ sưởi ấm cho gà con:
- Có thể làm chụp sưởi bằng điện có chao, công suất 100W
- Bếp dầu, bếp than, bếp củi (chú ý thông khí độc)
– Máng ăn, máng uống:
- Máng ăn, máng uống được bố trí sẵn và đặt xen kẽ nhau trong quây.
- Nếu dùng khay ăn có kích thước 60×70 cm hoặc mẹt tre có đường kính 50cm thì bố trí 2 chiếc/100 con.
- Nếu dùng máng uống 1 lít hoặc chai nhựa tự tạo thì bố trí 2-3 chiếc/100 con.
1.2/ Yêu cầu kỹ thuật khi nuôi úm gà con:
Mật độ gà trong quây: Thả gà trong quây dưới chụp sưởi với mật độ 25con/1m2, tránh cho gà bị lạnh, nới rộng dần quây theo tuổi gà và điều kiện thời tiết. Mùa hè thu sau 2-3 tuần. Mùa đông xuân sau 3-4 tuần bỏ quây.
Thức ăn: Yêu cầu có hàm lượng dinh dưỡng cao, thức ăn đã trộn không để quá 5 ngày, cho ngô nghiền trong ngày đầu để tiêu túi lòng đỏ, cho gà ăn tự do cả ngày và đêm.
Mỗi ngày cho gà ăn 4- 6 lần, mỗi lần bổ sung thức ăn mới, cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn và phân lẫn vào thức ăn.
Nước uống: Cho uống nước sạch, nên pha thêm vitamin C, B và đường glucoza.
Chế độ chiếu sáng cho gà: Cung cấp đủ ánh sáng để gà ăn và uống.
Sưởi ấm: Điều chỉnh dụng cụ sưởi ấm tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường và nhiệt độ của gà, thường xuyên quan sát đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ trong quây cho thích hợp.
- Gà chụm lại dưới chụp sưởi là bị lạnh.
- Gà tán xa chụp là bị nóng.
- Gà tản đều trong quây là đủ nhiệt.
2/ Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt từ 7 tuần tuổi đến xuất bán
2.1 Thức ăn và cách cho gà ăn:
Thức ăn: Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng, tận dụng nguyên liệu thức ăn sẵn có trong gia đình để giảm chi phí.
Cải thiện nguồn thức ăn trong vườn chăn thả như nuôi giun đất để tạo thêm nguồn thức ăn giàu đạm.
Các bước tiến hành nuôi giun: Đào hố ở góc vườn có diện tích tối thiểu 1,0m2, độ sâu 0,5m. Rải từng lớp rơm rạ hoặc mùn cưa trộn lẫn phân gia súc đã ủ hoai mục dày 10-15cm. Rải thêm cám gạo và đất có phân giun hoặc một số giống giun quế giữa các lớp. Đậy lớp nilon hoặc gỗ mỏng phía trên cùng. Tưới nước hàng ngày giữ ẩm cho hố nuôi giun. Sau 1,5-2 tháng lấy giun cho gà ăn.
Chế độ cho gà ăn: Cho gà ăn kết hợp với khả năng tự kiếm mồi để giảm chi phí.
Cách cho ăn: Buổi sáng nếu trời không mưa và ấm áp thì thả gà ra vườn để tự kiếm mồi. Gần trưa cho gà ăn thêm thức ăn. Buổi chiều cho gà ăn no trước khi vào chuồng.
2.2/ Quản lý chuồng gà:
Quan sát, theo dõi đàn gà hàng ngày khi cho ăn.
Hàng ngày quan sát đàn gà và có biện pháp xử lý kịp thời nếu thấy gà ăn uống kém hoặc có hiện tường khác thường.
Cần có sổ sách và ghi chép đầy đủ số liệu và các chi phí đầu vào (giá giống, lượng thức ăn tiêu thụ, thuốc thú y…) hàng ngày.
2.3/ Vệ sinh phòng bệnh cho gà:
Để đảm bảo đàn gà khoẻ mạnh, chuồng nuôi, vườn chăn thả phải thường xuyên được vệ sinh sát trùng.
Phòng bệnh cho đàn gà theo lịch.
Lưu ý trong chăn nuôi gà thịt: Nên lựa chọn thời điểm bắt đầu nuôi để có sản phẩm bán được giá (như trong dịp lễ tết, mùa cưới…)
2.4/ Lịch tiêm phòng cho gà theo các giai đoạn phát triển:
Tuổi | Văcxin và thuốc phìng bệnh | Cách sử dụng |
1-4 ngày đầu | Thuốc bổ như vitamin B1, B-complex | Cho gà uống |
5 ngày tuổi | Văcxin Gumboro để phòng bệnh Gumboro | Nhỏ vào mắt, mũi |
7 ngày tuổi | Văcxin Lasota lần 1
Văcxin đậu gà |
Nhỏ vào mắt, mũi
Chủng vào màng cánh |
10 ngày tuổi | Văcxin Cúm gia cầm lần 1 | Tiêm dưới da cổ |
15 ngày tuổi | Văcxin Gumboro để phòng bệnh Gumboro lần 2 | Nhỏ vào mắt, mũi |
25 ngày tuổi | Văcxin Lasota lần 2
Kết hợp phòng bệnh đường ruột bằng kháng sinh theo liều hướng dẫn |
Nhỏ vào mắt mũi
Trộn vào thức ăn tinh |
40 ngày tuổi | Văcxin Cúm gia cầm lần 2 | Tiêm dưới da cổ |
2 tháng tuổi | Văcxin Niucatson hệ 1 đề phòng bệnh gà rù | Tiêm dưới da cổ |
1-3 tháng tuổi | Thuốc phòng bệnh cầu trùng | Cứ mỗi tuần cho uống 2 ngày theo hướng dẫn |
2 tháng tuổi | Vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng | Tiêm dưới da |
2 tháng tuổi và 5 tháng tuổi | Tẩy giun |
Chú ý: Lịch chủng ngừa trên chỉ là tham khảo, tùy từng vùng người nuôi có quy trình chủng ngừa phù hợp. Trong qúa trình nuôi nếu đến lịch chủng ngừa mà gà có biểu hiện bệnh thì không chủng mà phải điều trị cho gà khỏi hẳn thì mới chủng ngừa, nếu gà đang bị bệnh mà chủng ngừa thì gà sẽ bệnh nặng thêm và hiệu lực của vaccine cũng giảm.
+ Lưu ý khi dùng vaccine phòng bệnh
– Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe.
– Lắc kỹ vaccine trước và trong khi dùng.
– Vaccine mở ra chỉ sử dụng trong ngày, dư phải hủy bỏ.
Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.
+ Phòng bằng thuốc:
– Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxyteracilin, chloramphenicol…
– Bệnh đường hô hấp: Tylosin, Tiamulin,…
Không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng bệnh khoảng 3-4 ngày là đủ.