Site icon Gà Thả Vườn

Giống ngỗng sư tử lai

ngỗng sư tử lai

Ngỗng sư tử lai

Lựa chọn giống ngỗng sư tử F2

Giống ngỗng sư tử lai đã được chọn ở giai đoạn hậu bị, cần tiến hành chọn lọc lần cuối trước khi vào đẻ. Giữ lại những con giống đạt yêu cấu để chọn nuôi và nhân giống thì con mái phải khoẻ mạnh, dáng thanh, đạt khối lượng 4 kg, lỗ huyệt ướt, xương chậu nở, có biểu hiện thích đi chung cùng ngỗng trống, còn con trống phải khoẻ mạnh, dáng hùng dũng, đạt khối lượng 4 – 4,5 kg, giao cấu phát triển rõ ràng.
Cánh, lưng, gốc đuôi và hai sườn màu xám đá. Lông ở ngực, bụng màu trắng phớt vàng đất. Mỏ và chân màu đen. Thân ngỗng có hình chữ nhật, ngực nở và sâu, bụng phệ. Ngỗng lai sư tử có tính dữ tợn (ở con trống) nhất là những lúc cần tự vệ. Ngỗng trưởng thành con mái nặng từ 4 kg, con trống 4,5 kg. Đẻ 35 – 55 quả/mái/năm. Vỏ trứng màu trắng hơi xám xanh. Trứng nặng 130 – 150g. Ngỗng có tính đòi ấp.

Hiện nay, Ngỗng lai sư tử là loại gia cầm có khả năng tăng trọng rất nhanh, chỉ sau 10 – 11 tuần nuôi, khối lượng cơ thể đã tăng gấp 40 – 45 lần so với khối lượng cơ thể lúc mới nở.

Cách phân biệt ngỗng sư tử lai qua đặc điểm của chúng

+ Ngỗng Reinland (phát âm như là ngỗng Rên Lan) là loại ngỗng nhà có nguồn gốc từ vùng Reinland của Đức. Ngỗng có lông màu trắng tuyền.
+ Ngỗng Hunggary: Được hình thành từ giống ngỗng địa phương với giống ngỗng sư tử Trung Quốc. Đời con cho màu lông xám và lông trắng. Người ta còn dùng giống ngỗng này để sản xuất gan.
+ Ngỗng cỏ hay ngỗng sen phân bố rộng rãi khắp Việt Nam. Ngỗng cỏ được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và trung du. Ngỗng có 2 loại hình chính là loại hình lông trắng và lông xám. Ngoài ra còn có ngỗng loang xám trắng do sự pha tạp. Ngỗng cỏ chịu kham khổ tốt và có khả năng kháng bệnh cao.
+ Ngỗng xám là con lai giữa ngỗng cỏ/ngỗng sen với các giống ngỗng khác như ngỗng sư tử Trung Quốc, ngỗng Rheinland. Có 3 loại màu: lông màu xám có loang trắng từ cổ tới bụng, chân, mỏ màu xám, lông xám hoàn toàn, mỏ có đốm trắng, ống chân vàng, bàn chân xám; lông xám có loang trắng, da chân màu vàng hoặc xám.
+ Ngỗng Trung Quốc hay còn gọi là ngỗng sư tử là giống ngỗng bắt nguồn từ Bắc Trung Quốc và Xiberi. Ngỗng có tầm vóc to trông dữ tợn, có lông màu xám, đầu to mỏ đen thẫm, mào màu đen. Mắt nhỏ và có màu nâu xám. Phần trên cổ có yếm da, thân mình dài vừa phải, ngực dài nhưng hẹp, xương to nhưng thịt màu hơi trắng.

Nguồn thức ăn cho ngỗng sư tử lai
Ngỗng là loại gia cầm khá phàm ăn, các loại thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi ngỗng gồm thức ăn xanh như rau, bèo, cỏ, củ, quả. Thắc ăn hạt như ngô, thóc, đậu tương, lạc củ, thức ăn bổ sung khoáng chất. Ngỗng sử dụng tốt và rất hiệu quả thức ăn xanh như lá rau, các loại bèo, các loại cỏ. Trong nuôi ngỗng thức ăn xanh chiếm 30 – 40% lượng thức ăn cung cấp hằng ngày. Ngoài ra trong thức ăn xanh còn có một số loại củ như khoai lang, sắn củ bỏ vỏ và bí đỏ. Thức ăn hạt gồm có ngô được sử dụng nhiều trong giai đoạn vỗ béo. Thóc là một phần lương thực được sử dụng trong chăn nuôi ngỗng, hạt đậu tương, lạc hay đậu phộng ngỗng sử dụng tốt các củ lạc cả vỏ sót và rơi vãi trên ruộng sau thu hoạch. Cám gạo có thể nấu chín hoặc trộn lẫn với rau xanh.
Với ngỗng khi được nuôi bằng thức ăn hỗn hợp thì tốc độ lớn sẽ là kỷ lục, song nếu nguồn thức ăn chỉ là cỏ, rau xanh và các loại củ hạt do ngỗng tự tìm kiếm hoặc nông hộ chỉ cho ăn hạn chế thì ngỗng vẫn phát triển bình thường nhưng chậm hơn. Ngỗng có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn xanh. Con ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ, khả năng vặt cỏ của ngỗng tốt hơn bò, ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ, ngỗng ăn tạp các loại cỏ và không chê cỏ non, cỏ già, cỏ dại từ cỏ tranh đến lục bình ngỗng đều ăn được cả. Ngỗng lai sư tử có khả năng chống bệnh tật cao, nuôi ko cần nguồn nước, to lớn hơn nhiều so với ngỗng trắng miền Nam, sử dụng thức ăn nghèo dinh dưỡng, thịt thơm ngon, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng vùng.