Site icon Gà Thả Vườn

Bệnh thương hàn ở chim cút và phương pháp điều trị

bệnh thương hàn chim cút

Bệnh thương hàn chim cút

Với phương châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt chương trình 3 sạch: ở sạch, ăn sạch, uống sạch. Bà con cần lưu ý khâu chọn và phối giống cho chim cút
1. Triệu chứng: tỷ lệ trứng giảm từ 10-30%, ăn giảm, ủ rũ, phân loãng và tRắng, chết. Trứng cút bệnh có dính máu, trứng nhọn và mềm. Cút con thấy phân chảy có màu trắng, đứng ủ rũ, mắt lim dim, khô chân xù lông, xã cánh và chết.

2. Bệnh tích: Gan sẫm màu có lấm tấm xuất huyết trong những ngày đầu, sau hoại tử trắng như đinh ghim. Mật sựng to. Ruột tụ máu và xuất huyết. Nếu kéo đài có hoại tử viêm loét từng đám. Buồng trứng bị teo và tích máu.

3. Phòng bệnh:

– Chloramphenicol 250 mg/lít nước uống

– Teramycin 250 mg/lít nước uống hoặc Neotesol

Nghiền nhỏ 2 viên thuốc trên pha chung trong 1lít nước cho uống liên tục 4 ngày (nếu nước và thuốc hết tới đâu thì pha bổ sung tới đó) sau nghỉ 3 ngày sử dụng 6 tuần liền đối với cút thịt. Còn cút để dùng liên tục trong thời gian đẻ, nhưng mỗi tuần chỉ dùng thuốc phòng 3 ngày, nghỉ 4 ngày.

Ngoài ra, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau:

– Neotesol 2,5g/1 lít nước uống (1/2 muỗng cà phê)

– Amfuridon 6g/lít nước uống

– Neo-Terramycin 500mg/ lít nước uống

– Chlotetrasol 2,5 mg/ 1lít nước.

– T.T.S. 2,5 kg/1 lít nước uống.

Liệu trình cũng pha nước uống như trên.

4. trị bệnh: Dùng 1 trong những loại kháng sinh trên nhưng liều tăng gấp đôi và liệu trình điều trị 5 –7 ngày mới ngưng.